Tường đã thi công chống thấm nhưng vẫn bị thấm: Nguyên nhân, biện pháp giải quyết

08:11 - 25/12/2019

Bạn đã chống thấm cho ngôi nhà của mình, nhưng sau một thời gian chống thấm không có tác dụng gì nữa, tường vẫn bị ẩm ướt, mốc meo. Vậy lý do vì sao, cách xử lý như thế nào? Trong bài viết này, Sơn Rman - Công Nghệ Anh Quốc sẽ cùng với các bạn tìm câu trả lời.

Giải pháp cho tường bị ẩm
Nguyên nhân, cách xử lý sơn bị bong tróc hay sơn văng
Sơn chống thấm và những điều cần lưu ý khi sử dụng
Lợi ích khi sử dụng sơn nhà cao cấp
Tìm hiểu về vật liệu làm phẳng, mịn mặt tường trong thi công sơn nhà

 

Phương án giải quyết khi bị thấm lại sau khi đã sử dụng sơn chống thấm

 

Phương án giải quyết khi bị thấm lại sau khi đã sử dụng sơn chống thấm

1. Nguyên nhân tường nhà vẫn bị thấm khi đã được xử lý chống thấm.

- Thấm do bản chất nguyên vật liệu chống thấm

- Thấm do thi công xử lý chống thấm

- Thấm do nứt cổ trần

- Thấm do sàn nhà vệ sinh thấm xuống

- Thấm do mặt bê tông sàn mái, sân thượng bị thấm

- Thấm do nứt tường

- Thấm do tường không được trát

- Thấm do hút nước từ nền, chân tường lên

Còn rất nhiều các nguyên nhân khác tác động là thấm tường nhà.

Tường bị thấm lại có rất nhiều nguyên nhân, các bạn nên tìm hiểu kỹ các nguyên nhân trước rồi tìm phương án giải quyết. Riêng trong bài viết này, chúng tôi chỉ chia sẻ phương án giải quyết tường bị thấm lại do 3 nguyên nhân sau: Thấm do bản chất của vật liệu chống thấm, thấm qua lỗ giáo và do lăn sơn chống thấm pha xi măng hay trộn xi măng

2. Biện pháp giải quyết

Thấm do bản chất của vật liệu chống thấm

Trước những công trình để xử lý chống thấm thường sử dụng nước xi măng. Bản chất của xi măng là hút nước rất mạnh, khi bị thuỷ hoá, xi măng biến tính, cứng lại tạo thành khoáng. Sau khi khô, các hạt xi măng len vào các khe kẽ của lớp vữa, điền đầy vào các lỗ rỗng, tăng độ sít đặc của tường lên. Nhờ vậy, khả năng tường chống thấm được cao hơn. Tuy nhiên, tường này vẫn bị thấm khi có nước tác động vào trong một thời gian dài.

Ngày nay, khi xuất hiện sơn chống thấm, nhưng sau một thời gian vẫn bị thấm lại. Nguyên nhân, do sơn chống thấm gốc xi măng có chứa gốc nhựa Acrylic Styren, gốc nhựa này có tuổi bền tốt nhất trong khoảng 3-5 năm, càng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì độ bền càng giảm. Vì vậy, cứ 4-5 năm tường nhà lại phải sơn lại.

Thấm qua lỗ giáo:

Nguyên nhân thấm qua lỗ giáo gồm:

- Phần bịt lỗ giáo bị nứt do dùng quá nhiều xi măng.

- Bít lỗ giáo có một lần, sử dụng hồ khô để xử lý bề mặt hoàn thiện

Phương án giải quyết: Khi bít lỗ giáo, bạn nên chia làm 2 công đoạn. Sử dụng đúng vữa xây và vữa trát thông thường. Không được sử dụng "hồ" khô để xử lý bề mặt hoàn thiện gây nên hiện tượng nứt. Vấn đề này cần được đặc biệt chú ý bởi lỗ giáo bị nứt cho dù có quét xi măng hay lăn chống thấm thì vẫn không có tác dụng ngăn nước bảo vệ tường.

- Sử dụng lưới thủy tinh chống nứt để trát lớp vữa hoàn thiện là biện pháp phòng tránh nứt lỗ giáo

Thi công lăn sơn chống thấm pha xi măng hoặc trộn xi măng

Từ khi xuất hiện sản phẩm sơn chống thấm pha xi măng trên thị trường thì việc sử dụng nước xi măng tinh để chống thấm cho bề mặt tường ngoài trời ít được các chủ nhà hay chủ công trình sử dụng.

Nhưng để sử dụng sơn chống thấm cho tường ngoài trời đúng kỹ thuật không phải ai cũng biết và tường vẫn bị thấm lại nguyên nhân gồm:

- Nứt chân chim

- Chảy chống thấm

- Không xử lý kỹ bề mặt tường

- Thi công tròng điều kiện thời tiết mưa, nhiệt độ ngoài trời quá cao

- Thi công chống thấm quá mỏng không được đồng đều

- Sơn chống thấm chất lượng quá kém

- Pha trộn sơn chống thấm cùng với xi măng không đúng quy định

Với nguyên nhân này, biện pháp duy nhất là thực hiện đúng kỹ thuật trong từng bước thi công sơn chống thấm từ khâu pha trộn đến khâu sơn.

Sử dụng sơn chống thấm pha xi măng với kỹ thuật trộn như sau:

Trên vỏ thùng sơn chống thấm pha xi măng đã được các nhà sản xuất đã khuyến cáo pha theo tỷ lệ 1:1. Vậy tỉ lệ 1:1 là như thế nào?

Tuy nói rất đơn giản nhưng khi thực hiện chỉ cần sai một bước sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường về sau. Các bước pha trộn chống thấm:

Quy trình - Cách pha sơn chống thấm trộn xi măng được thực hiện như sau:

- Sử dụng cân cân đúng 20kg xi măng tinh (phải đúng 20kg, không đổ trực tiếp vào thùng chống thấm)

- Tiếp tục hòa 20kg xi măng tinh vào một thùng nước sạch, đánh kỹ bằng máy hay vật dụng thông thường. Sao cho xi măng tan hết không vón cục tạo thành một dung dịch sền sệt được gọi là hồ dầu hay xi dầu.

- Cho từ từ dung dịch này vào thùng sơn chống thấm, sau đó sử dụng máy hay vật dụng trộn thông thường đánh kỹ (khuấy đều) đảm bảo không vón cục, không tách lớp.

- Sau khi đã trộn kỹ nên để từ 5 đến 10 phút cho thành phần keo chất phụ gia và xi măng quện lẫn vào nhau thì mới mang đi thi công.

Ngoài vấn đề pha trộn chống thấm đạt hiệu quả thì khâu thi công cũng chiếm đến 50% chất lượng và tuổi thọ chống thấm khi đưa vào sử dụng.

Trước đó phải làm thật sạch bề mặt tường trước thi công:

- Chà sạch bề mặt

- Lau, xịt sạch bụi bẩn bám trên bề mặt tường sau khi chà (dùng máy hơi hoặc máy xịt nước áp lực)

- Thi công trong điều kiện thời tiết không quá nóng, không mưa

- Khoảng cách thời gian giữa 2 lớp sơn là 4 đến 6 giờ đồng hồ.

Sonnicespace hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm được phương án chống thấm hiệu quả, mang lại không gian đẹp, không tì vết.